Cha mẹ bạn đã lớn tuổi và sức khỏe ngày càng đi xuống? Bạn không biết làm thế nào để chăm sóc sức khỏe người già? Vậy hãy tham khảo ngay các cách chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người già được tổng hợp trong nội dung bài viết sau đây.
1. Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Phụ nữ lớn tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn so với người trẻ. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, triệu chứng đi kèm và cách chữa trị
-
Rối loạn lo âu: Ở độ tuổi càng cao, người già thường có khả năng phát triển rối loạn lo âu cao hơn người trẻ. Nguyên nhân có thể là do các vấn đề liên quan tới sức khỏe, sự mất mát gia đình bạn bè (những người bề trên hoặc người cùng lứa tuổi), sử dụng nhiều loại thuốc và điều trị các bệnh khác. Tất cả điều này thường xảy ra đối với những người ở độ tuổi trung niên và bắt đầu có dấu hiệu mãn kinh.
-
Sa tử cung: Bệnh này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa ran ở vùng sinh dục, cùng với đau ở vùng âm đạo, lưng dưới hoặc bụng dưới. Ngoài ra, tử cung của bệnh nhân bị tụt xuống, các khối u có thể nhìn thấy ở âm hộ gây khó khăn khi đi tiểu và đại tiện. Bệnh này thường được phát hiện khi khám sức khỏe. Phương pháp điều trị sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng, có thể chỉ cần dùng thuốc hoặc phải phẫu thuật thắt chặt âm đạo bằng laser.
-
Nhiễm trùng âm đạo: Bệnh này không lây truyền qua đường tình dục mà do giảm tiết dịch âm đạo, dẫn đến khô âm đạo và mỏng thành âm đạo. Hơn nữa, việc cơ thể bị lão hóa làm giảm vi khuẩn có lợi ở âm đạo, khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Bác sĩ thường sẽ đề nghị dùng thuốc mỡ bôi tại chỗ để phục hồi sức khỏe âm đạo.
-
Ung thư phụ khoa: Đây là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Để sớm phát hiện ung thư, bạn nên kết hợp sàng lọc ung thư vú thông qua chụp nhũ ảnh kỹ thuật số và siêu âm, bên cạnh việc kiểm tra nội bộ và sàng lọc ung thư cổ tử cung nhất quán. Ngoài ra, việc kinh nguyệt tiếp tục chảy sau một năm không hết kinh là dấu hiệu cho thấy tử cung hoặc buồng trứng đang bất thường. Nếu người thân của bạn đang gặp vấn đề này thì cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn và xác định nguyên nhân.
Phụ nữ lớn tuổi, tiền mãn kinh có nhiều nguy cơ mắc ung thư phụ khoa hơn người trẻ Qua đó, bạn có thể thấy rằng phụ nữ tiền mãn kinh có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên đặc biệt quan tâm đến sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe và chữa trị kịp thời.
2. 5 cách chăm sóc sức khỏe người già
2.1. Chăm lo sức khỏe tinh thần
Người già thường sẽ cảm thấy cô đơn, lo âu, bi quan hoặc trầm cảm… do nhiều yếu tố khác nhau như ít được hỏi han bởi con cháu; trải qua nhiều nỗi đau chia xa với người thân, bạn bè… Một trong các cách chăm sóc sức khỏe cho người già hiệu quả về mặt tinh thần là bạn nên thường xuyên quan tâm, hỏi han để họ không cảm thấy cô đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho họ hoạt động xã hội để cha mẹ có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với mọi người xung quanh.
Thường xuyên trò chuyện với người già 2.2. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng của việc phòng ngừa bệnh tật và duy trì, phục hồi sức khỏe cho người già. Các bác sĩ đều khuyến cáo người già nên khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn để kịp thời điều trị. Ngoài ra, khi khám sức khỏe, bên cạnh kiểm tra các bệnh lý tiềm ẩn, tình trạng cơ thể, người già còn sẽ được tư vấn về việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục… để cải thiện sức khỏe. Để đảm bảo quá trình kiểm tra sức khỏe hiệu quả, người lớn tuổi nên được thăm khám vào buổi sáng. Ngoài ra, người nhà cũng nên mang theo bệnh án cũ để bác sĩ theo dõi, đánh giá tình hình sức khỏe.
Đưa người già đi khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1-2 lần/năm 2.3. Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cần ít chất béo, giàu thực vật
Chế độ dinh dưỡng cho người già thường cần được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe và các yếu tố cá nhân khác như mức độ hoạt động, sở thích cá nhân… Tuy nhiên, hầu hết người lớn tuổi đều nên ăn theo chế độ dinh dưỡng ít chất béo bão hòa và chất béo trans. Thay vào đó, bạn nên chọn chất béo không no trong dầu olive, hạt chia, hạt lanh và cá hồi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế muối và đường trong bữa ăn để kiểm soát huyết áp và giảm các vấn đề liên quan đến tim mạch, đường huyết.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người già cũng cần ăn đầy đủ loại rau củ, trái cây và thực phẩm mang lại nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, protein, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất… Các chất này sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ các bệnh tật. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo cha mẹ luôn uống đủ nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giữ cho làn da khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng của người già cần bổ sung nhiều rau củ, trái cây 2.4. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Thay vì 3 bữa 1 ngày, bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo người lớn tuổi có thể nhận đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, bữa ăn nhỏ còn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và khả năng xuất hiện vấn đề như viêm đường ruột, đau dạ dày và tiêu chảy ở người già. Không những thế, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày còn giúp cha mẹ của bạn duy trì mức đường huyết ổn định hơn để từ đó ngăn chặn tình trạng đột ngột tăng giảm đường huyết.
2.5. Đề phòng té ngã, tai nạn
Người già thường sẽ gặp nhiều vấn đề giữ thăng bằng, cơ bắp bị suy giảm, cơ quan thị giác suy giảm… Điều này khiến họ dễ bị tai nạn, té ngã khi di chuyển. Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc trị bệnh còn có tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ… Việc này cũng là một trong nguyên nhân khiến người cao tuổi thường xuyên bị té ngã.
Để phòng tránh các rủi ro tai nạn, bạn nên
-
Cho người già thực hiện bài tập thể dục tăng cường sức mạnh cơ bắp và cân bằng, tăng khả năng chống lại việc té ngã.
-
Sử dụng các hỗ trợ như xe lăn, gậy đi bộ… trong quá trình di chuyển của người già.
-
Kiểm tra thị lực định kỳ vì mắt đóng một vai trò quan trọng trong việc quan sát và duy trì cân bằng.
-
Đảm bảo rằng môi trường sống có đủ ánh sáng để người già có thể nhận biết rõ ràng các chướng ngại vật.
-
Giữ nhà ở luôn gọn gàng và tránh để đồ đạc lung tung trên sàn để làm giảm nguy cơ té ngã.
-
Chọn giày có đế chống trơn trượt và phù hợp với kích thước chân của người già.
Trên đây là những chia sẻ của MGroup về việc chăm sóc sức khỏe người già, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh. Để người thân luôn khỏe mạnh, vui vẻ, bạn hãy luôn ở cạnh quan tâm, chăm sóc cũng như đưa họ đến các cơ sở để kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé!
Thông tin liên hệ:
Hotline : +66 92 712 3636
Fanpage : MGroup – Chăm sóc sức khỏe chủ động cao cấp
Website : MGroup Medical Service
Email : info@mgroupmedical.com
-