TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MSC ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

Tế bào gốc trung mô có khả năng tự tái tạo và biến thành các loại tế bào chuyên biệt để thay thế những tế bào chức năng bị tổn thương. Việc ứng dụng tế bào gốc trung mô để điều trị bệnh là một phương pháp mới mang tính đột phá, thu hút sự chú ý của giới y học.

1. Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells, MSCs) là một loại tế bào gốc trưởng thành đa năng, sở hữu những đặc tính sinh học đặc biệt. Chúng được tìm thấy trong nhiều mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm tủy xương, mô mỡ, dây rốn, răng sữa và các mô tạng khác.

Các đặc tính cơ bản của tế bào gốc trung mô:

  • Khả năng tự tăng sinh: Có thể tự phân chia thành các tế bào gốc mới, tạo thành nguồn tế bào gốc dồi dào.

  • Khả năng biệt hóa: Có thể biệt hóa thành các tế bào thuộc mô liên kết, chẳng hạn như tế bào xương, sụn, mỡ, và các tế bào khác như tế bào thần kinh, gan, tụy, thận…

  • Khả năng điều hòa miễn dịch: Có thể sản xuất các cytokine và các chất trung gian khác, giúp điều hòa hệ thống miễn dịch.

2. Các loại tế bào gốc trung mô

MSCs có thể được tìm thấy ở nhiều cơ quan trên cơ thể con người. Tuy nhiên, chúng phổ biến nhất ở dây rốn, tủy xương và mô mỡ. Các dòng tế bào này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chữa trị các vấn đề như bại não, loạn sản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tiểu đường, tái tạo da mặt,…

TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MSC ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

2.1. Tế bào gốc trung mô từ dây rốn

Tế bào gốc trung mô từ dây rốn (UC-MSCs) là một loại tế bào gốc trưởng thành đa năng có thể được thu thập từ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh. UC-MSCs có một số ưu điểm so với các loại MSCs khác, bao gồm:

  • Khả năng biệt hóa cao: Nhiều nghiên cứu cho thấy UC-MSCs có chứa nhiều gen và protein cần thiết khiến chúng có khả năng biệt hóa cao hơn các loại tế bào trung mô khác. Chúng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như: tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào tụy,… Đồng thời có thể biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt như: tế bào thần kinh đệm và tế bào thần kinh vận động.

  • Ít gây phản ứng miễn dịch: UC-MSCs có khả năng tương thích miễn dịch cao, điều này làm cho chúng ít gây ra phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân.

  • Dễ thu thập: UC-MSCs có thể được thu thập từ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh, một thủ thuật an toàn và không xâm lấn.

Những MSC nguyên thủy nhất (tiềm năng biệt hóa cao nhất) được phân lập từ dây rốn (thạch rốn, máu cuống rốn) và nhau thai. Những nguyên liệu này bị coi là rác thải y tế và thường bị vứt bỏ, do đó dễ dàng thu thập, không cần thao tác trên bệnh nhân. Đồng thời, MSC có thể được phân lập từ thạch rốn mà ít lẫn các loại tế bào khác, trong khi máu cuống rốn có thể đồng thời thu nhận cả MSC và tế bào gốc tạo máu.

2.2. Tế bào gốc trung mô tại tủy xương

Tế bào gốc trung mô tủy xương (BM-MSCs) chiếm khoảng 0,001-0,01% số lượng tế bào đơn nhân trong tủy xương. Vị trí thu thập dễ dàng nhất là ở vùng gai chậu trước (anterior iliac crest). Nơi này nằm ở phía trước, cách mắt cá chân khoảng 10 cm.

Để thu thập MSCs từ tủy xương, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và thực hiện chọc tủy. Một kim dài, rỗng sẽ được sử dụng để lấy mẫu. Quá trình này thường mất khoảng 15-30 phút, có thể thực hiện trên bệnh nhân hoặc người hiến tặng.

Tủy xương là nguồn thu nhận MSC đầu tiên, và hiện nay vẫn được sử dụng nhiều nhất. MSC tủy xương được coi là nguồn tế bào tốt nhất và được lấy làm tiêu chuẩn để so sánh với MSC từ các nguồn khác.

2.3. Tế bào gốc trung mô tại mô mỡ

Tế bào gốc trung mô tại mô mỡ, còn được biết đến là AD-MSC (Adipose-Derived Mesenchymal Stem Cells). Nó có nguồn gốc từ mô mỡ trong cơ thể con người, thường là từ vùng bụng, đùi hoặc mông.

AD-MSC được xem là tế bào gốc an toàn, hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm. Quy trình thu thập từ mô mỡ thường đơn giản và ít đau đớn hơn so với việc thu thập từ tủy xương.

Đặc biệt, AD-MSC có khả năng tăng sinh mạnh mẽ, tính ổn định cao và dễ nuôi cấy. Chúng có thể sử dụng ngay sau khi được thu thập và tách chiết mà không cần trải qua quá trình nuôi cấy tăng sinh.

Mô mỡ là nguồn thu nhận MSC dồi dào nhất, do nó phân bố khắp nơi trong cơ thể, đồng thời có thể tự tái tạo. Người ta có thể dễ dàng thu nhận đủ số lượng MSC cần thiết mà không cần trải qua quá trình nuôi cấy. Nhờ số lượng tế bào rất lớn, MSC mô mỡ được sử dụng tự thân ngay sau khi phân lập, vì thế tránh được hiện tượng miễn dịch thải ghép. Tuy nhiên, tiềm năng biệt hóa của MSC mô mỡ kém hơn từ hai nguồn trên.

Các nguồn MSC khác thường thu được số lượng MSC hạn chế, nên thường chỉ sử dụng trong nghiên cứu tế bào, khó có thể ứng dụng vào trị liệu.

Mô dây rốn chỉ có thể được lưu trữ khi sinh. Đây là cơ hội duy nhất trong đời để bảo vệ gia đình bạn. . Nó được coi là nguồn Tế bào gốc trẻ nhất so với các nguồn khác. Do đó, MSC rất quan trọng trong nghiên cứu y khoa về điều trị và phòng bệnh.

3. Ứng dụng tế bào gốc trung mô

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn có nhiều ý kiến đối lập về việc ứng dụng MSCs vào quá trình điều trị bệnh ở con người. Tuy nhiên, phương pháp này đã thể hiện nhiều ưu điểm, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho việc điều trị các bệnh lý phức tạp và nghiêm trọng.

TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MSC ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

3.1. Tiềm năng trong điều trị các bệnh lý

Theo Clinicaltrial.gov (cơ quan đăng ký các thử nghiệm lâm sàng được điều hành bởi Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ), MSCs đã được ứng dụng để điều trị hơn 374 bệnh lý khác nhau. Điển hình nhất là: rối loạn miễn dịch, bệnh lý tim mạch, chấn thương thần kinh, rối loạn chuyển hóa,…

Trong số đó, các ứng dụng trong điều trị bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tự kỷ, tổn thương tủy sống, xương khớp, xơ gan,… được quan tâm hàng đầu. Theo kết quả ghi nhận, quá trình sử dụng MSCs trong điều trị khá an toàn, không ghi nhận bất kỳ trường hợp ảnh hưởng xấu nghiêm trọng nào đến sức khỏe của người bệnh.

Tại Việt Nam, vào năm 2015 và 2016 tế bào gốc trung mô đã được ứng dụng thành công trong việc điều trị xơ gan (thu thập từ tủy xương), phổi tắc nghẽn mãn tính (thu thập từ mô mỡ) và tiểu đường tuýp 1 (thu thập từ dây rốn).

Tóm lại, tiềm năng ứng dụng MSCs trong điều trị nhiều bệnh lý là không cần bàn cãi. Chính vì vậy, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục triển khai nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị mới và hiệu quả hơn.

3.2. Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y tế

Tế bào gốc trung mô có tiềm năng mang lại những đột phá lớn trong lĩnh vực y tế. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến như:

  • Nghiên cứu các cơ chế của bệnh tật: MSCs có thể được sử dụng để nghiên cứu các cơ chế của ung thư bằng cách tiêm MSCs vào các khối u. Từ đó, chúng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách ung thư phát triển và lan rộng.

  • Phát triển các phương pháp điều trị mới: Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng MSCs để phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh tim mạch cũng như khám phá sự phục hồi chức năng tim.

  • Tạo ra các mô và cơ quan mới: Hiện nay MSCs đang được nghiên cứu, ứng dụng để tạo ra các mô xương mới. Điều này mở ra hy vọng về việc tái tạo nhiều loại mô, cơ quan mới trong tương lai.

4. Một số vấn đề và lưu ý liên quan

Để có thể ứng dụng hiệu quả tế bào gốc trung mô trong nghiên cứu và phát triển lĩnh vực y tế thì giới y học cần phải giải quyết một số vấn đề, thách thức sau đây:

  • Yếu tố an toàn: MSCs có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như viêm, sưng, và đau. Ngoài ra, không loại trừ khả năng nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

  • Tính hiệu quả: Các nghiên cứu về ứng dụng của MSCs trong điều trị bệnh vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Hiện nay, vẫn chưa có quá nhiều bằng chứng đầy đủ về hiệu quả của MSCs trong điều trị các bệnh lý cụ thể.

  • Vấn đề chi phí: Chi phí nghiên cứu và phát triển MSCs là rất cao.

TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MSC ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

Khi tiến hành điều trị bệnh bằng cách sử dụng MSCs, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề: sự tăng sinh MSCs bị giới hạn, tế bào bị lão hóa, tiềm năng biệt hóa bị suy giảm,…

Hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ thể người bệnh, loại mô và quy trình nuôi cấp,… Chính vì vậy, cần phải lựa chọn đơn vị uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo.

Mặc dù có những thách thức như trên, nhưng các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trung mô trong y tế. Trong tương lai, đó sẽ là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Bạn hãy tiếp tục theo dõi MGroup để cập nhật những thông tin mới nhất về tế bào gốc và những kiến thức liên quan nhé.

Thông tin liên hệ:

Hotline: +66 92 712 3636

Fanpage: MGroup – Chăm sóc sức khỏe chủ động cao cấp

Website: https://mgroupmedical.com/

Email: info@mgroupmedical.com

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *