NAD là gì? Có vai trò như thế nào trong việc trao đổi chất? Truyền NAD vào cơ thể có gây tác dụng phụ gì hay không? Tất cả thắc mắc này đều đã được Mgroup giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1. Tổng quan về NAD+
1.1 NAD+ là gì?
NAD+ (Nicotinamide adenine dinucleotide) là một trong những phân tử giữa vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. NAD cũng là một coenzym của vitamin B3 (niacin) cần thiết cho một số quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một số quá trình trao đổi cần có NAD có thể đến như:
-
Điều chỉnh chức năng protein sirtuin
-
Sửa chữa DNA
-
Xúc tác hoạt động của ADPR (adenosine diphosphate ribose)-cyclase
-
…
NAD⁺ được chia thành các cấu trúc khác nhau trong mỗi tế bào. NAD thường được tìm thấy trong chất lỏng lấp đầy tế bào, bộ pin của tế bào và nơi tế bào chứa thông tin di truyền. Các nhóm NAD⁺ dưới tế bào này được điều hòa độc lập với nhau.

NAD⁺ được tổng hợp, chuyển hóa và tái chế liên tục trong tế bào để duy trì mức NAD nội bào ổn định. Một số tế bào, chủ yếu ở gan, có thể tổng hợp phân tử này từ đầu bằng nhiều nguồn thực phẩm. Bên cạnh đó, NAD⁺ còn có thể được tạo ra từ L-tryptophan hoặc tiền chất vitamin, chẳng hạn như axit nicotinic (NA).
1.2 Vai trò của NAD+ là gì?
NAD+ đảm nhiệm chứng năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, NAD còn giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cũng như là sửa chữa DNA bị hư hỏng và duy trì tính toàn vẹn DNA. Ngoài ra, NAD còn giúp kích hoạt các enzyme để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như chuyển hóa rượu… Nếu không có NAD, bạn sẽ chết đi trong vòng 30 giây.
2. Nguyên nhân sụt giảm NAD+ là gì? NAD+ giảm ở độ tuổi nào?

Khoa học chỉ ra rằng NAD+ là một trong những phân tử quan trọng nhất trong cơ thể nhưng: Nồng độ NAD+ trong cơ thể lại giảm dần theo độ tuổi. Ở độ tuổi trung niên, NAD+ đã giảm xuống còn một nửa so với khi còn trẻ và đến năm 80 tuổi thì chỉ còn 1% đến 10%! Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa của con người. Hậu quả là cơ thể sẽ bị béo phì, gặp các vấn đề về tim mạch, kháng insulin và lão hóa,…
Nguyên nhân sụt giảm NAD thường là do:
-
Quá trình phá hủy ADN sẽ diễn ra nhanh hơn khi chúng ta già đi. Việc này sẽ làm kích hoạt PARP enzym, PARP enzym phân giải NAD+ trong quá trình sửa chữa ADN. Từ đó, lượng NAD trong cơ thể sẽ giảm dần.
-
Khi già đi, Enzyme trong hệ thống miễn dịch sẽ tăng lên. Trong khi đó, Enzyme là chất hấp thụ NAD. Do đó, khi Enzyme tăng lên đồng nghĩa với việc NAD sẽ giảm dần.
-
Khi bạn già đi, ADN sẽ bị phá hủy và gây ra sự bất trong nhiễm sắc thể. Lúc này, surtuin sẽ tiêu thụ nhiều NAD + hơn, khiến lượng phân tử này giảm dần theo thời gian.
-
Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cũng sẽ làm giảm lượng NAD + trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sử dụng NAD để phục hồi những tổn thương của tế bào do phải tiếp xúc với tia UV.
-
Chất oxy hóa trong rượu có thể làm giảm NAD+ trong cơ thể. Do đó, việc uống nhiều rượu cũng là một trong các nguyên nhân gây sụt giảm NAD+.
-
Để tiêu thụ thực phẩm, cơ thể phải sử dụng lượng oxy trong tế bào. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều sẽ làm giảm lượng oxy, gây suy giảm lượng NAD+ trong cơ thể con người.
-
Lượng đường trong máu tăng quá mức hoặc giảm lượng insulin cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng NAD trong cơ thể.
3. Các triệu chứng thiếu hụt NAD+ là gì?
Việc thiếu hụt NAD+ có thể ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và gây ra một số triệu chứng như sau:
-
Mệt mỏi, thiếu năng lượng: NAD+ là phân tử giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Do đó, khi lượng NAD+ giảm, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
-
Suy giảm về chức năng tế bào: Thiếu hụt NAD+ có thể dẫn đến suy giảm chức năng tế bào và tăng nguy cơ lão hóa.
-
Thiếu hụt sự ổn định của DNA: Do NAD+ tham gia vào quá trình sửa chữa và duy trì ổn định của DNA nên việc thiếu hụt phân tử này có thể làm tăng nguy cơ đột biến DNA và các vấn đề liên quan đến sự ổn định gen.
Tuy nhiên, nhiều người mắc phải các triệu chứng này trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ do thiếu hụt NAD trong cơ thể. Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám, đánh giá và tư vấn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4. Lợi ích của việc truyền NAD+

Việc truyền thêm NAD vào cơ thể thông qua nhiều cách khác nhau sẽ mang lại những lợi ích như sau:
-
Tăng cường năng lượng: Việc truyền thêm NAD sẽ giúp cơ thể tăng thêm năng lượng, tác động tích cực đến chức năng cơ và cải thiện khả năng phục hồi. Do đó, nhiều vận động viên, huấn luyện viên thể thao hoặc những người thường sử dụng cả trí óc lẫn chân tay thường hay truyền thêm NAD vào cơ thể.
-
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng NAD + giúp cơ thể thiết lập lại đồng hồ sinh học. Do đó, những người muốn điều trị chứng mất ngủ thường bổ sung NAD vào cơ thể.
-
Cải thiện tình trạng lão hóa da: Vì NAD giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng, tái tạo tết bào nên việc truyền thêm phân tử này vào cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa và xóa mờ các dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, đốm nâu…
-
Hạn chế các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh: NAD sẽ hỗ trợ ngăn chặn tình trạng DNA bị tổn thương và stress oxy hóa. Ngoài ra, việc truyền thêm NAD+ cũng giúp hỗ trợ trí nhớ và nhận thức. Do đó, NAD sẽ giúp phụ nữ trong kỳ mãn kinh các triệu chứng đáng sợ trong thời kỳ mãn kinh như hay quên, lão hóa, mệt mỏi…
-
Hỗ trợ điều trị chấn thương sọ não: NAD có thể làm giảm tình trạng chết của các tế bào thần kinh bị tổn thương do chấn thương sọ não. Không những thế, NAD còn có thể ngăn ngừa tình trạng chết tế bào thần kinh sau chấn thương não, đột quỵ và thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhỏ). Những tình trạng này xảy ra khi những tế bào máu chứa oxy không thể đến não, khiến các tế bào của não bị phá hủy hoặc tổn thương.
-
Cải thiện tình trạng bệnh Alzheimer, Parkinson và Prions: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng việc điều trị cho bệnh nhân mắc Alzheimer, Parkinson và Prions bằng NAD+ sẽ giúp cải thiện chức năng nhận thức cũng như tình trạng chết tế bào thần kinh do protein prion không được gấp nếp.
5. Cách để tăng lượng NAD+

Để tăng lượng NAD + vào cơ thể, bạn sẽ cần phải tăng cường các enzyme liên quan. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng hai cách sau đây:
-
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh: Việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách tối ưu và an toàn nhất. Ngoài ra, việc này còn giúp kích thích cơ thể sản xuất NAD+. Bên cạnh đó, việc ăn uống lành mạnh, cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể cũng sẽ giúp kích thích sirtuin kéo dài tuổi thọ. Các thực phẩm mà bạn nên nạp vào nếu muốn tăng lượng NAD có thể kể đến như:
-
Sữa bò: Một lít sữa bò chứa khoảng 3.9µmol NAD+.
-
Cá: Các loại cá như cá ngừ, cá hồi và cá mòi… chứa rất nhiều NAD+.
-
Nấm: Các loại nấm rất giàu NAD+, đặc biệt nấm mỡ.
-
Rau xanh: Rau không chỉ chứa rất nhiều dưỡng chất mà còn có cả NAD+, đặc biệt là đậu Hà Lan và măng tây.
-
Trái cây, mật ông: Fructose được tìm thấy trong mật ong và trái cây có khả năng kích hoạt enzyme, lactate dehydrogenase và chuyển đổi NADH thành NAD+.
-
-
Sốc nhiệt và xông hơi: Việc này không chỉ giúp bạn thải độc tố ra ngoài mà còn tăng mức NAD+.
-
Tránh xa các tia có hại của mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, cơ thể bạn sẽ phảo sử dụng một lượng NAD+ đáng kể để sửa chữa những tổn thương do tia cực tím (UV) từ mặt trời gây ra. Chính vì vậy, để giảm mức thất thoát NAD+, bạn hãy hạn chế để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách giảm thiểu thời gian ở ngoài trời khi ánh nắng mặt trời vẫn chưa tắt hoặc luôn che chắn bằng quần áo.
-
Áp dụng liệu trình truyền tái tạo NAD+: Nếu không có nhiều thời gian để tập thể dục hoặc đầu tư vào chế độ ăn uống, bạn có thể áp dụng cách để tăng lượng NAD bằng liệu trình truyền tái tạo năng lượng NAD+. Với cách này. bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, tình trạng lão hóa, sức khỏe trí não cũng sẽ được cải thiện và nâng cao tuổi thọ.
6. Liệu pháp NAD+
Liệu pháp NAD+ là một lựa chọn khác để phục hồi cơ thể khỏe mạnh. ngăn ngừa tình trạng mêt mỏi, thiếu tâp trung. Kích thích sản sinh năng lượng, cải thiện hệ thần kinh chức năng, và cải thiện khả năng miễn dịch và chống lão hóa. Ngoài ra, nó còn tác động đến não bộ bằng cách làm thông thoáng não bộ, cải thiện tư duy sáng tạo và kỹ năng ghi nhớ, cũng như giảm các triệu chứng trầm cảm hoặc các vấn đề về cảm xúc, dinh dưỡng, những tiến bộ trong công nghệ sinh học và sự hiểu biết về các yếu tố di truyền, sinh hóa và lối sống chi tiết của từng bệnh nhân.
Các giải pháp chống lão hóa có thể xác định được và có thể đạt được. Sự suy giảm NAD + có liên quan đến các dấu hiệu lão hóa, như giảm khả năng tự thực bào, tăng tổn thương DNA, tăng rối loạn chức năng ty thể. Sự suy giảm của NAD + gây ra một loạt các bệnh liên quan đến tuổi bao gồm các bệnh thoái hóa thần kinh, thoái hóa chức năng gan, thận, thoái hóa cơ xương khớp, bệnh rối loạn chuyển hóa, ung thư…

7. Phương pháp truyền NAD+ phù hợp với những ai?
Liệu pháp NAD+ phù hợp với hầu hết người trưởng thành có biểu hiện thiếu hụt NAD+ như:
-
Người muốn làm chậm quá trình suy thoái của cơ thể.
-
Người muốn phục hồi chức năng của hệ thần kinh.
-
Người bị suy giảm trí não, hay mệt mỏi, giảm năng lượng.
-
Người muốn phục hồi thể lực và chức năng cơ.
-
Người muốn nhanh chóng giảm cân.
-
Người làm việc căng thẳng và muốn giảm mệt mỏi, đồng thời tăng mức năng lượng.
-
Những người bị thoái hóa thần kinh ở mắt.
-
Trầm cảm sau sinh.
Đối với những người lớn tuổi, khả năng sản xuất NAD+ không còn nhiều. Bởi cơ thể già đi, độ dài tế bào sẽ càng ngắn theo thời gian. Đây là cũng nguyên làm cho cơ thể lão hóa.
Phương pháp truyền NAD+ còn phù hợp cho những người có lịch trình làm việc dày đặc, di chuyển nhiều. Ngoài ra, đối với những người trẻ làm việc nhiều, khi kiệt sức vẫn có thể truyền NAD+ nhưng không cần thiết bổ sung thường xuyên.
8. Truyền NAD+ có tác dụng phụ không?
Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được rằng việc truyền tái tạo NAD+ gây ra những tác dụng phụ kéo dài. Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt hoặc khó chịu ở dạ dày trong một khoảng thời gian ngắn và kết thúc sau vài giờ. Ngoài ra, việc truyền NAD qua đường tĩnh mạch cũng có thể sẽ khiến nơi tiêm dị ứng, sưng đỏ, bầm tím. Đây hoàn toàn là các triệu chứng bình thường, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để truyền tái tạo NAD. Việc này không chỉ giúp bạn đảm bảo cơ thể được truyền lượng NAD phù hợp mà còn hạn chế tối đa tác dụng phụ hoặc được chữa trị kịp thời nếu có tình huống xấu xảy ra.
Bài viết trên đây của Mgroup đã giúp bạn giải đáp NAD là gì cũng như là vai trò của phân tử này đối với cơ thể người. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về NAD hay liệu trình truyền NAD tại trung tâm chúng tôi, bạn có thể gọi ngay đến số hotline +66(0)927 12 3636 để được hỗ trợ và giải đáp tận tình.
Thông tin liên hệ:
Hotline: +66 92 712 3636
Fanpage: MGroup – Chăm sóc sức khỏe chủ động cao cấp
Website: https://mgroupmedical.com/
Email: info@mgroupmedical.com